Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Hãy thuần hoá cái lưỡi


Có ông chủ nọ sai đầy tớ ra chợ mua món ăn ngon nhất, người đầy tớ chưa hiểu ý chủ, liền hỏi lại: thưa chủ, chủ muốn tôi mua món ăn gì, xin nói rõ hơn?__chủ trả lời: hãy mua món nào, mà ngươi cho là ngon nhất. Người đầy tớ phân vân, ra chợ hỏi ý kiến của nhiều người ngoài chợ, họ bảo cô hãy mua  “cái lưỡi” làm bữa ăn cho chủ. Chủ ăn và khen ngon.
Hôm sau, ông chủ lại sai người đầy tớ ra chợ mua cho ông món ăn dở nhất, người đầy tớ lần nầy khôn ra, nên đi mua ”cái lưỡi” đem về cho chủ.
Ông chủ hỏi: tại sao ngon là cái lưỡi và dở cũng là cái lưởi?. Người đầy tớ trả lời: Ông biết rồi, hà tất còn hỏi khó cho tôi, vì lưỡi không xương, nhiều đường lắc léo, và miệng không vành méo mó tứ tung. Nên cùng một cái miệng tốt xấu cũng từ đó mà ra!.
      


              Người phương tây có câu: “Trước khi nói nên uốn lưỡi bảy lần”. Đây là lời khuyến cáo hữu ích cho chúng ta. Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói là để chúng ta có thời gian suy nghĩ cặn kẽ điều chúng ta muốn nói, hầu gây dựng người nghe, chớ không phải gây tổn thương như chúng ta thường vấp phạm hằng ngày.
        

 _Cái lưởi như lửa, lửa có hai mặt của nó, tác dụng tốt_xấu của nó tuỳ cách chúng ta sử dụng chúng. Nếu chúng ta dùng lửa để sưởi ấm hoặc nấu ăn hay thắp sáng trong đêm dài tăm tối, thì đó là điều tốt và ích lợi. Ngược lại, nếu để lửa làm mồi khởi động đốt cả khu rừng thì tác hại không sao lường nỗi.
Sự tàn hại của lưỡi gây ra cũng giống như sự tàn hại của lửa làm cháy rừngChúng ta đều biết những nạn cháy rừng hằng năm xảy ra tại Tiểu Ban California thiêu hủy bao tài sản cũng như sinh mạng con người, vì hai lý do sau đây:.
Thứ nhất, bởi lời nói giống như lửa tràn lan rất nhanh, một lời nói phát ra tư cửa miệng của kẻ xấu có thể tràn lan gây buồn khổ, tổn thương, đau lòng cho người nghe.
Người ta có thể né tránh một đòn tấn công chí mạng bằng tay của kẻ thù; nhưng không ai có thể né được lời ghèm pha, một lời vu khống, hay một câu chuyện bịa đặt của kẻ ác tâm.
Thứ hai, lời nói khó kiểm soát được: lời nói giống như lửa rừng ăn lan rất nhanh và khó khống chế hay kiểm soát.
                                                            


_ Lưỡi là nơi đô hội của tội ác, có nghĩa gì? ___ Bởi cái lưỡi chúng ta có thể bẻ cong lẽ thật, cũng bởi cái lưỡi chúng ta có thể hóa trang điều xấu thành tốt và hữu lý.  Cũng bởi cái lưỡi chúng ta có thể thuyết phục kẻ khác phạm tội, và cũng bởi cái lưỡi chúng ta có thể biện minh, bào chữa hay che đậy cách ăn nết ở không tốt của mình.
Đó là cái lưỡi không được thuần hóa hay cầm hãm như hàm thiết cầm hãm con ngựa và khiển nó đi theo con đường người cầm cương mong muốn, cũng giống như bánh lái tuy nhỏ của con tàu, nhưng nó có khả năng khiến con tàu to lớn đi theo ý muốn của người hoa tiêu.
Sưu tầm

5 nhận xét:

  1. anh sang mở hàng đọc bài viết thật đúng lời xưa
    Lưỡi không sương nhiều đường lắt léo...
    Miệng kẻ sang có gang có sắt...
    anh nhìn hình minh họa...rất bổ ích nhiều điều...
    bận chi mà k sang nhà anh thời gian đi nghỉ anh viết 20 bài thơ đăng liên tục...
    chúc em trai vui nhiều nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NB cám ơn anh trai ghé thăm. Thật, cái lưỡi ...nguỵ trang bằng những lời ngọt ngào, rồi sau đó...
      mặt nạ bị rớt xuống , nhặt lên đeo tiếp...

      Xóa
  2. Có những thứ mất đi rồi không bao giờ lấy lại được đó là : Thời gian, cơ hội và lời nói

    Trả lờiXóa
  3. Đôi khi , ta có thể bị thân bại danh liệt vì một câu nói.

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa